Thực tế thì ngay sau một vài phút đồng hồ tham gia vào trò chơi, game thủ sẽ nhận ra rằng có tới hàng tá tính năng hoàn toàn mới và cực kỳ thú vị. Một trong những điều dễ nhận thấy nhất đó chính là NEO Mushroom Gardenđã được thiết kế theo định hạng HD. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn có thể ngắm nhìn rõ ràng từng chi tiết nhỏ nhất sự phát triển của những cây nấm! Bên cạnh đó, người chơi sẽ còn được cung cấp một cuốn bách khoa toàn thư về những loại nấm sẽ xuất hiện trong trò chơi này.
Không những vậy, nhằm giúp cho việc trồng trọt và chăm sóc các loại nấm trở lên đơn giản hơn bao giờ hết,NEO Mushroom Garden sẽ cho phép game thủ sở hữu một máy làm thức ăn hết sức hiện đại, bạn có thể chế tạo ra nhiều loại thức ăn khác nhau để phù hợp với từng loại nấm.
Và điều quan trọng nhất đó chính là phiên bản mới này sẽ có một chút thay đổi về lối chơi, thay vì thu hoạch để bán đi như các tựa game mô phỏng khác, với NEO Mushroom Garden, số nấm thu hoặc được sự tự động được quy đổi thành các vật phẩm có giá trị, những vật phẩm này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình trồng trọt về sau. Chưa hết, người chơi còn được mở rộng nông trại của mình ra rất nhiều khu vực khác nhau, chức không bị hạn hẹp trong một khu vườn nhám chán như trước nữa.
Nhìn chung, nếu như bạn đã từng rất đam mê phiên bản cũ của trò chơi này, cũng như yêu thích những cây nấm hết sức ngộ nghĩnh và đáng yêu, chắc chắn bạn sẽ không phải hối tiếc khi truy cập Goolge Play và sở hữu tựa game miễn phí cho Android này trên thiết bị di động của mình.
Theo EndGame
" alt=""/>Khám phá Neo Mushroom GardenĐơn giản mà hiệu quả
Đã từ lâu, khi nhắc tới game online, người ta thường nói tới đồ họa phải chất, gameplay phải hardcore, đó mới là đặc điểm có thể thu hút game thủ. Những tựa minigame với lối chơi đơn giản hầu như ít được các NPH để mắt tới, đầu tư, truyền thông rộng rãi. Có lẽ chỉ đến khi Flappy Bird nổi lên như một hiện tượng, với doanh thu quảng cáo in-apps lên tới hơn 1 tỷ đồng/ngày, người ta mới có thể thấy được sức mạnh ghê gớm từ các minigame này.
Nhìn lại về những tựa minigame đình đám cả trên máy tính và di động như Mario, Bắn vịt, Pikachu, Bắn Gà (trên máy tính), Kim Cương, Fruit Ninja (trên mobile)… có thể nhận ra rằng: game chơi đơn giản, nhưng một khi đã dính vào, thì khó có thể dứt ra. Song một số vấn đề về lợi nhuận, cái bóng quá lớn của những minigame kinh điển, cũng có thể là sự đánh giá khi đầu tư, mà hầu như ít có NPH nào ở Việt Nam mạnh dạn đầu tư về sản xuất, truyền thông.
Các tựa minigame flash, game mobile Việt chỉ mới dừng ở tự phát đưa lên các cổng game, các chợ apps,…và hầu như không có sự đầu tư nhiều về tính năng, truyền thông. Và có lẽ chính vì thế mà đã khá lâu, game thủ chưa có một món ăn minigame nào mới, sau các tựa game đình đám một thời. Minigame nói không ngoa, vẫn bị đánh giá thấp và ít NPH mặn mà đầu tư. Việc phát triển các ứng dụng minigame hầu như chỉ với mục đích “cho vui”, “thử nghiệm” hơn là cái nhìn phát triển nghiêm túc.
Cần một người dẫn đầu
Sau hiện tượng Flappy Bird, câu hỏi đưa ra:”Liệu có nên đầu tư vào các minigame? Liệu sẽ có một NPH nào đó đứng ra tiên phong?”. Có thể nói sau Flappy Bird, các tựa game ăn theo cũng khá nhiều, không kể những tựa game đơn giản mới như 2048, Freaking Math cũng được ra đời và thách thức vượt qua Flappy Bird, nhưng hầu hết các NPH Việt vẫn đang “làm ngơ” hoặc e dè với hướng đầu tư vào minigame.
" alt=""/>Minigame Việt kỳ vọng 'gặt hái' như Flappy Bird